Top 15 thực phẩm giàu canxi rất tốt cho sức khỏe

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Hiện nay, căn bệnh suy dinh dưỡng, thiếu canxi, loãng xương ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn mà cả các thành phố lớn. Bệnh này không chỉ xảy ra với người già mà còn xảy ra cả với trẻ nhỏ. Vậy chọn những loại thực phẩm nào khi sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ này là điều hết sức cần thiết. Sau đây là top 15 thực phẩm giàu canxi rất tốt cho sức khỏe, các bạn hãy thêm chúng vào thực đơn hàng ngày của gia đình nhé.


Top 15 thực phẩm giàu canxi rất tốt cho sức khỏe

Mướp tây (nấu chín)

Mướp tây nấu chính cũng là một trong những loại thực phẩm giàu canxi. 100 gam mướp tây có thể cung cấp 77mg tương đương với 12% DV canxi.

Ngao

Ngao có vị mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm lợi thủy. Ngao chứa khá nhiều can-xi, cứ 100g thịt ngao có 177 mg can-xi.

Nấm hương

Nấm hương từng được mệnh danh là "vua của các loại rau khô" cũng là một loại thực phẩm có rất nhiều can-xi và vitamin D (mỗi 100g nấm hương có chứa 180 mg can-xi), đây là món rất tốt cho những người bị thiếu can-xi máu.

Nấm mèo đen, nấm mèo trắng

Đây là hai loại nấm chứa rất nhiều can-xi, mỗi 100g nấm mèo đen có 397 mg can-xi, và mỗi 100g nấm mèo trắng có 380 mg can-xi.

Quy bản (mai rùa)

Đây được gọi là món “dược thiện” món này đặc biệt tốt cho người có tuổi bị loãng xương hoặc xương gãy lâu liền.

Đậu tương

Đậu tương là món ăn rất bổ và mát, lành tính. Đặc biệt đậu tương có thể chữa được các bệnh loãng xương và thiếu can xi. Nếu dùng đậu tương để bổ xung can xi thì nên nấu canh hoặc hầm. Trong mỗi 100g đậu tương có chứa tới 165 mg can-xi.

Chân cua tươi

Cua là loại thực phẩm giàu can-xi bậc nhất (mỗi 100g cua đồng có tới 5.040 mg can-xi). Theo kinh nghiệm dân gian dùng bột chân cua đồng để chữa chứng bệnh còi xương ở trẻ em là rất hiệu nghiệm.

Súp lơ

Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A,C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu. Ngoài sinh tố cũng có thể sử dụng súp lơ sào, luộc.


Rau chân vịt

Rau chân vịt giàu can-xi, photpho, kali, kẽm, và cả selen giúp bảo vệ gan. Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết.

Cá mòi

Cá mòi cũng là thức ăn cung cấp cho bạn lượng canxi đáng kể. Một lon cá mòi đóng hộp chứa 191calo và 351mg canxi. Đây là loại thức ăn rất ngon miệng, thỉnh thoảng bạn nên có trong thực đơn gia đình.

Hạnh nhân

Một lượng khoảng 23 quả hạnh nhân cung cấp 70mg can-xi và 164calo.Quả hạnh nhân không chứa cholesterol và ít béo nên là loại quả rất tốt cho sức khỏe của tim. Hạt vừng, quả óc chó…cũng cung cấp rất nhiều canxi.

Tôm nõn

Đây là món ăn rất thường ngày của mỗi gia đình, trong mỗi 100g tôm nõn có 882 mg can-xi .Nếu có triệu chứng loãng xương hoặc thiếu can xi thì nên ăn tôm nõn thường xuyên.

Cải chíp

Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.

Quả kiwi

Quả kiwi cũng là loại trái cây giàu kali bảo vệ xương. Trong kiwi còn chứa nhiều vitamin C và lutein, carotin giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tỏi tây

Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào.

Ngoài ra, để phòng tình trạng thiếu can-xi nên ăn các loại thực phẩm như rạm tươi, tép khô, ốc, mắm tôm, hến, cá chim, cá thu, cá nhám, cá bạc, cá trạch, rau dền cơm, cần tây, rau răm, cần ta, rau dền đỏ, rau dền trắng, lá lốt, rau kinh giới, rau húng, thìa là, tía tô, rau đay, rau rút, rau mồng tơi, rau thơm, rau ngót, vừng, đậu trắng, đậu đen, trám, rau bí, rau muống, củ cải, rong biển... Đó đều là những loại thực phẩm giàu can-xi. Hy vọng bài viết top 15 thực phẩm giàu canxi rất tốt cho sức khỏe trên giúp bạn lựa chọn được thực phẩm tốt nhất cho bạn và gia đình mình.
More aboutTop 15 thực phẩm giàu canxi rất tốt cho sức khỏe

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Sau đây là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời và có cách điều trị hợp lý cho trẻ sơ sinh!

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh


Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Ðau bụng

Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng trướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Tiêu chảy

Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối.

Bé thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Táo bón

Đây là triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được… Hậu quả có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Chán ăn, bỏ bữa

Chán ăn là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ thường chán ăn, bỏ bữa. Trẻ thường từ chối với tất cả các loại đồ ăn, kể cả những loại đồ ăn mà trẻ thích nhất.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Nôn trớ

Nôn là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khiến đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

75% nôn trớ ở trẻ hết sau 1 tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý. Lý do của hiện tượng này là sau khi sinh dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ trào ra. Chỉ một số ít trong số trẻ này có tổn thương thực tế.

>> Xem thêm:

Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa


Khi trẻ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như trên, các mẹ cần phải làm gì?

Kiên định điều trị ở một nơi nhất định: Càng nóng ruột, bạn càng mong thấy tiến triển của bé. Thực chất bệnh cần phải thăm dò, theo dõi mới tìm ra được phương thuốc thích hợp. Đừng quá nôn nóng mà cho bé uống quá nhiều loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa nhé!

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để tình trạng của bé ngày một thuyên giảm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cho bé yêu:

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên cho trẻ đưa các loại đồ chơi vào miệng sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công. Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.

Vệ sinh tất cả đồ chơi của bé, tốt nhất là 2 tuần/lần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Lau sạch các đồ chơi bằng gỗ hoặc giấy.

Người lớn hay tiếp xúc với trẻ cần giữ sạch sẽ đặc biệt là tay.

Không nên cho bé ăn ngay khi thấy có dấu hiệu tốt hơn cũng không nên ép quá. Vì thực chất, chứng rối loạn tiêu hóa rất hay trở lại nếu việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh. Vì thế nên cho trẻ ăn từ từ.

Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.

Trong khi bé đang bị tiêu chảy, không kiêng cữ những món như thịt, cua, tôm cá, mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường vì như thế cơ thể bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

>> Xem thêm: quán cafe đẹp không nên bỏ qua ở Sài Gòn - dịch vụ mua hàng trên aliexpress có uy tín không có đảm bảo an toàn không - dịch vụ mua hàng mỹ xách tay uy tín nhất

More aboutNhững triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không hay trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì là câu hỏi nhiều phụ huynh bé quan tâm, các mẹ tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc này nhé!

Tiêu chảy là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp (thường dưới 7 ngày). Tiêu chảy kéo dài khi trẻ bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc lâu hơn. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, điện giải.

Có thể bạn đang quan tâm
: mua hàng trên aliexpress có uy tín không có đảm bảo an toàn không - tổng hợp những quán cafe đẹp ở sài gòn không nên bỏ qua - dịch vụ nhận đặt mua hàng mỹ tại việt nam tốt nhất - Fado.vn tuyển dụng cộng tác viên bán quần áo online lương cao tại nhà
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa


Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cân đối vì thế rất cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ bị tiêu chảy vì bị chứng rối loạn tiêu hóa thì vẫn nên duy trì sữa trong chế độ ăn, nhất là với trẻ nhỏ đang thời kỳ bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ càng nhiều càng tốt vì trong thành phần của sữa ngoài các chất dinh dưỡng lại có một lượng nước sẽ làm giảm được tình trạng mất nước.

Do trẻ tiêu chảy, khả năng tiêu hóa hấp thu kém, do tế bào nhung mao ruột bị tổn thương vì thế khả năng bài tiết các men tiêu hóa giảm như men lactase do đó không tiêu hóa được đường lactose có trong thành phần sữa bò, vì thế trong giai đoạn này không nên cho bé uống sữa bò tươi, váng sữa, sữa đặc có đường mà nên sử dụng sữa đậu nành, sữa chua. Nếu bé ăn sữa công thức thì nên dùng loại sữa cho trẻ tiêu chảy không có đường lactose (lactose free).


Món cháo cho bé rối loạn tiêu hóa


Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống của bé. Sau đây là các món cháo tốt cho bé rối loạn tiêu hóa, các mẹ có thể thêm vào thực đơn của bé để bé mau khỏi bệnh:

Cháo rau sam

Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.

Cháo hạt sen

Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng. Ăn liền 2-3 ngày.

Cháo gừng

Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.
Cháo gạo, sơn dược
Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày.

Cháo cà rốt, ô mai

Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g. Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

Cháo khương, tra, củ cải

Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày.

Cháo khiếm thực, phục linh

Bột khiếm thực 60g, bột phục linh 20g, gạo lức 100g. Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày.

>> Xem thêm:


Bạn có thể tham khảo Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không? ở các kết quả tìm kiếm khác dưới đây:

  1. Rối loạn tiêu hóa  nên uống sữa

    http://benhvienthucuc.vn/roi-loan-tieu-hoa-co-nen-uong-sua/
    Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn không nên uống sữa thể sữa sẽ làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóacủa bạn càng trở nên trầm trọng hơn. Rối loạn tiêu hóa ...
  2. Tư vấn cách điều trị và cải thiện chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn ...

    http://mecuti.vn/...cach-dieu-tri-va-cai-thien-che-do-an-cho-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa.html
    Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để  hướng điều trị và cải thiện chế độ ăn uống kịp thời. Hôm nay phunuso.net sẽ ... Lý do là hệ tiêu hóa non nớt của trẻ rất nhạy cảm, dễ phản ứng và  thể khiến trẻ bị dị ứng với thức ăn, gây rối loạn tiêu hóa, ...
  3. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa nên cho ăn gì?

    http://lactomin.vn/khi-be-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-cho-an-gi.html
    Chỉ cần tuân thủ một số tiêu chí về chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo. ... Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không  gì đầy đủ chất dinh dưỡng và chất đề kháng tốt ... Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên cho uống thuốc gì?
  4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa  nên uống sữa hay không

    http://blogkhoe.net/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-co-nen-uong-sua/
    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa  nên uống sữa và liệu điều này  làm gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bé bị rối loạn tiêu hóa  nên uống sữa?
  5. Điều trị rối loạn tiêu hóa - Gia đình VnExpress

    http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa
    Giải pháp ngừa rối loạn tiêu hoá cho trẻ ... Mỗi lần cháu bị tiêu chảy, tôi rất bối rối, không biết  nêntiếp tục cho bé bú sữa, ăn uống như bình thường không? (Ngọc Tiên, TP HCM) ... Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường ...
  6.  bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì

    http://www.menvisinhvn.com/be-bi-roi-loan-tieu-hoa-phai-lam-gi/
    Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: do hệ thống men tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khi ăn uốngkhông hợp lý bé sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. ... trẻ bị rối loạn tiêu hóa  nên uống sữa
  7. Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa | GoldenLab.vn

    http://goldenlab.vn/thuc-don-cho-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa/
    Để khắc phục tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên xây dựng thực đơn riêng dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ngay từ hôm nay ... Để giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mẹ nên bổ sung men vi sinh như một thực phẩm hằng ngày  mặt trong thực đơn ăn uống của bé. Men vi sinh ...
  8. Trẻ bị tiêu chảy  nên uống sữa?

    http://celiamama.com/tre-bi-tieu-chay-co-nen-uong-sua/
    Tiêu chảy là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. ... Do trẻ tiêu chảy, khả năng tiêu hóa hấp thu kém, do tế bào nhung mao ruột bị tổn thương vì thế khả năng bài tiết các mentiêu hóa giảm ...
  9. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    http://www.menvisinhvn.com/roi-loan-tieu-hoa-o-tre-so-sinh-va-tre-nho/
    Khi bé bị các bệnh về đường tiêu hóa, biểu hiện đầu tiên của bé là nôn trớ sữa, bú kém, tiêu chảy , táo bón , đau bụng,… Ngoài ra, bé cũng sẽ quấy khóc, khó chịu, ... trẻ bị rối loạn tiêu hóa  nênuống sữa ... Trẻ bị tiêu chảy  nên uống sữa?
  10. Rối loạn tiêu hóa ăn gì kiêng gì?

    http://trangphuclinh.vn/3998roi-loan-tieu-hoa-an-gi-kieng-gi-3998/
    Sữa chua cung cấp vi khuẩn lành mạnh, bổ sung men tiêu hóa và dinh dưỡng cho cơ thể. ... Sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.Ngoài ra, Tràng Phục Linh còn chứa Cao bạch truật, Cao bạch phục linh ...
More aboutTrẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?

Trẻ bị bệnh nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Trẻ bị bệnh nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Những nguyên nhân làm trẻ bị nhiệt miệng, loét miệng

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:
  • Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như:
  • Sốt đột ngột.
  • Đau trong miệng.
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn.
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi.
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng.
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu.
Các mẹ tham khảo thêm: bệnh chân tay miệng ở trẻ em co lay khong kiêng ăn gì hay sữa meiji nhật giá bao nhiêu tiền có tốt cho trẻ không.

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?


Bé nhà mình bị nóng trong + uống sữa đêm nên đã bị viêm loét miệng, nhiệt miệng 2 lần rồi, cho dù mẹ rất giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống bổ sung các chất mát. Nên mình muốn chia sẻ với các mẹ 8 loại thực phẩm hữu ích giúp mẹ loại trừ nhiệt miệng cho trẻ nhé.

Lấy bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ loét trong miệng

Kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn.

Mật ong giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Cho bé ngậm mật ong, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng.

Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.

Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

Bôi lá bồ ngót

Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.

Cà chua ép

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Cùi dừa

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Dùng lá rau ngót

Mua rau ngót về rửa sạch, để ráo nước.
Giã rau ngót lấy nước cốt và cho vào vài hạt muối.
Dùng gạc sạch chấm hoặc xoa vào lưỡi chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Lá rau ngót rất lành, mát thường dùng làm thức ăn cho sản phụ sau sinh nên dùng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả.

Có thể bạn đang quan tâm: thuốc bổ mắt nào là tốt nhất hiện nay.


Bạn có thể tham khảo trẻ bị bệnh nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? ở các kết quả tìm kiếm khác dưới đây:

  1. Trẻ bị nhiệt miệng, mẹo hay cho mẹ! - Marrybaby

    http://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/tre-bi-nhiet-mieng-meo-hay-cho-me
    Trẻ bị nhiệt miệng thường khó chịu và không ăn  cả. Nếu mẹ không giúp con xử trí kịp thời, tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... Trẻ em bị nhiệt miệng , nguyên nhân xảy ra chủ yếu là do sức đề kháng của bé yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng ... Do đó bạn nên sử dụng loại Siro Nhiệt miệng Cplexcool Baby (dành cho trẻ em) vì sản phẩm là sự kết hợp của nhóm Thảo dược: Diếp cá, Rau má, Actiso với tinh chất trà xanh (có tác dụng kháng khuẩn) => thanh nhiệt, ...
  2. trẻ bị nhiệt miệng nên ăn  | Search Results | Saigonad.com ...

    http://saigonad.com.vn/show/trẻ+bị+nhiệt+miệng+nên+ăn+
    Home » Bài viết hay: trẻ bị nhiệt miệng nên ăn  ... Thực đơn cho trẻ ở tuổi ăn dặm không hề đơn giản, các bà mẹ thường nghĩ cho con ăn đủ các chất dinh dưỡng là được chứ ... Đó là những sai lầm không ít các gia đình gặp phải khiến trẻ bị dị ứng, nổi ngứa mẩn đỏ, chán ăn, mệt mỏi mà không hay biết đó là do thức ăn gây nên. Vì thế, các bà mẹ hãy tìm hiểu kỹ những thực phẩm trước khi cho trẻnhà.
  3. Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em bị nhiệt miệng lưỡi ...

    http://mecuti.vn/cach-cham-soc-va-che-do-dinh-duong-danh-cho-tre-em-bi-nhiet-mieng-luoi...
    Lá rau ngót rất lành, mát thường dùng làm thức ăn cho sản phụ sau sinh nên dùng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả. ... Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng tại nhà ... Chế độ dinh dưỡng khitrẻ bị nhiệt miệng ... Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm chữa trị và chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng ... chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng Trị nhiệt miệng cho trẻ em
  4. Triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em và cách chữa trị đơn giản hiệu quả

    http://mecuteo.vn/trieu-chung-nhiet-mieng-o-tre-em-va-cach-chua-tri-don-gian-hieu-qua.html
    Có nhiều nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng nhưng biểu hiện chủ yếu là sốt, sưng nứu răng, lở trên đầu lưỡi, đau trong miệng,…làm trẻ khó chịu quấy khóc. Vậy làm cách nào chữa nhiệt miệng cho trẻnhanh chóng hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây của ... Những thực phẩm có hại cho sức khỏe của trẻ không nên ăn nhiều
  5. Những cách chữa bệnh nhiệt miệng lưỡi cho trẻ tốt nhất tại nhà ...

    http://mecuti.vn/...cho-tre-tot-nhat-tai-nha-dam-bao-an-toan-suc-khoe-cac-me-nen-tham-k...
    khi các trẻ em bị mắc bệnh thường rất khó được, quấy khóc, bỏ ăn…Dưới đây là những cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ tốt nhất tại nhà, các mẹ nên chú ý để chăm sóc cho trẻ tốt nhất nhé! ... Bé nhà mình bị nóng trong + uống sữa đêm nên đã bị viêm loét miệng, nhiệt miệng 2 lần rồi, cho dù mẹ rất giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống bổ sung các chất mát. Nên mình muốn chia sẻ với các mẹ 8 ...
  6. Bị nhiệt miệng nên ăn  để nhanh khỏi? - Emdep.vn

    http://emdep.vn/suc-khoe-gia-dinh/bi-nhiet-mieng-nen-an-gi-de-nhanh-khoi-20150423102732...
    11 tháng trước – Cà chua: có vị chua thanh và vị ngọt nhẹ, có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, vì vậy bạn thể dùng cà chua để ăn sống mỗi ngày khi bị nhiệt miệng hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày, uống từ 2 – 4 lần/ ngày. ... Một số loại hạt, đậu nên ăn khi bị nhiệt miệng ... Bên cạnh đó nên uống nhiều nước lọc, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị khô, có thể uống thêm ... Bí kíp cực hay để trẻ ốm không lây cho trẻ khỏe trong gia đình ... Bệnh viêm phế quản trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng ...
  7. Cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản mà hiệu quả

    http://phunutoday.vn/lam-me/cach-chua-nhiet-mieng-cho-be-don-gian-ma-hieu-qua-45245.html
    (Làm Mẹ) - Khi trẻ bị nhiệt miệng, trong miệng trẻ sẽ bị viêm sưng, làm trẻ khó chịu, giảm ăn uống, người gầy sút. Do đó, các mẹ nên nhanh chóng áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhưng cực hiệu quả sau. ... Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho ... Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ.
  8. Bí quyết chữa nhiệt miệng cực hay chỉ trong 2 ngày

    http://www.lamsao.com/bi-quyet-chua-nhiet-mieng-chi-trong-2-ngay-p214a46307.html
    Cùng xem những bí quyết chữa nhiệt miệng giúp bạn chấm dứt được tình trạng nhiệt miệng chỉ trong 2 ngày. ... Khi bị nhiệt miệng ai cũng đều cảm thấy rất đau và khó chịu, khiến ... Đừng lo nhé, những bí quyết chữa nhiệt miệng từ Lamsao.com sẽ giúp bạn chấm dứt được tình trạng nhiệt miệng chỉ trong 2 ngày. ... Củ cải được biết tới dùng làm rau ăn và có thể được chế biên thành nhiềumón ăn như luộc, kho củ cải với thịt, làm dưa...rất ngon ... Củ cải được biết đến chữa nhiệt miệngvô cùng hiệu quả.
  9. Dấu hiệu bé bị nhiệt miệng với nguyên nhân cùng cách chữa trị ...

    http://mecuteo.vn/dau-hieu-be-bi-nhiet-mieng-voi-nguyen-nhan-cung-cach-chua-tri-bang-ba...
    Chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng cần hết sức kiên trì vì trẻ đau rát, quấy khóc, không chịu ăn, uống thuốc, không cho kiểm tra miệng, dễ nôn trớ khiến sút cân rất nhanh và lâu ... bệnh nhiệt miệng ở trẻem chữa nhiệt miệng cho trẻ dấu hiệu bé bị nhiệt miệng làm  khi trẻ bị nhiệt miệng nguyên nhân bé bị nhiệt miệng sức khỏe mẹ và bé trẻ bị nhiệt miệng lưỡi nên ăn  uống thuốc 
    1. Cách chăm sóc và điều trị nhiệt miệng an toàn tại nhà cho bé | ...

      http://yeutre.vn/bai-viet/cach-cham-soc-va-dieu-tri-nhiet-mieng-an-toan-tai-nha-cho-be....
      Hệ miễn dịch của bé bị suy giảm vì căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến thể trạng bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ. ... Trẻ bị nhiệt miệng sẽ khó chịu, quấy khóc và lười ăn. ... Khi trẻ bị nhiệt miệng các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nêncho trẻ uống bổ sung ... Khi trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng uống nước đá, ăn đồ lạnh như kem,…
    2. Nhiệt miệng không nên ăn ? - Viêm loét miệng - Alobacsi.com

      http://alobacsi.com/...mat/rang-ham-mat-viem-loet-mieng/nhiet-mieng-khong-nen-an-gi-a20...
      Khi bạn bị nhiệt miệng, một chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa được bệnh tật. - Viêm loét miệng - Alobacsi.com ... Khi bị nhiệt miệng bạn ăn uống rất khó khăn, và không phải loại thức ăn nào bạn cũng được ăn, có một số thức ăn bạn nên ăn và có một số loại cần tránh. ... Trẻ em

More aboutTrẻ bị bệnh nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Lấy ráy tai cho trẻ là một việc mà các bậc cha mẹ phải hết sức cẩn thận và kỹ càng vì tai của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, nếu lấy ráy tai không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ, sẽ làm tai trẻ bị đau hoặc có thể sưng tấy, viêm và tổn thương tới thị giác. Nhiều cha mẹ muốn giúp con lấy sạch ráy tai, nhưng e ngại làm không đúng cách sẽ làm tổn thương màng nhĩ của con. Bài viết mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà sau đây sẽ hướng dẫn phụ huynh bé cách lấy ráy tai cho bé yêu một cách an toàn nhất tại nhà.

>> Xem thêm: trang web aliexpress là gì của nước nào - kinh nghiệm mua hàng trên aliexpress về Việt Nam uy tín - nên mua gì trên ebay thì đảm bảo an toàn và tốt nhất.

Ráy tai giữ vai trò quan trọng giúp đôi tai khoẻ mạnh....

Ráy tai là gì?

Ráy tai là chất bôi trơn tự nhiên, được hình thành từ những chất do các tuyến trong ống tai tiết ra (như mồ hôi, bã nhờn và tế bào chết). Ráy tai thường có 3 dạng: Ướt, khô và cứng. Ráy tai ướt hay khô tuỳ vào đặc điểm di truyền: người gốc Đông Á và người Mỹ bản địa thường có ráy tai khô, trong khi hầu hết những người khác có ráy tai ướt.

Ráy tai giữ vai trò quan trọng giúp đôi tai khoẻ mạnh. Đây chính là chất sáp giúp bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương, chống nhiễm trùng, làm ẩm và bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn.

Ráy tai là hiện tượng bình thường của cơ thể, nhưng nếu có quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.

Dấu hiệu bé bị nút ráy tai

Nguyên nhân gây nút ráy tai có thể do: rối loạn bài tiết ống tai, hẹp ống tai, ô nhiễm môi trường, vệ sinh tai không đúng cách,... Để nhận biết dấu hiệu của tình trạng này, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như: trẻ khó chịu, vò đầu bứt tai, ù tai, khả năng nghe của bé kém.

Có nên lấy ráy tai cho bé?

Trong trường hợp bình thường, các ba mẹ không cần lấy ráy tai cho bé, chất sáp này sẽ tự thoát ra khỏi tai, mang theo những chất bẩn kết bên trong nó. Nhiều cha mẹ sai lầm khi dùng tăm bông hoặc đầu kẹp tăm để làm sạch ráy tai, nhưng lại càng khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong, gây nguy cơ tổn thương tai. Các mẹ chỉ cần dùng khăn sạch lau trong tai cho trẻ, ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài.

Vậy khi nào thì lấy ráy tai cho trẻ? Sẽ rất nghiêm trọng nếu ráy tai bị vón cục hoặc con bạn có quá nhiều ráy tai. Ráy tai bao phủ màng nhĩ có thể khiến trẻ nghe nhỏ hoặc không nghe rõ, thậm chí gây khó khăn và che mất tầm nhìn của bác sĩ khi cần khám nhiễm trùng tai. Vì vậy, khi ráy tai của trẻ vón cục quá nhiều, cha mẹ nên lấy ráy tai cho trẻ.


Cách lấy ráy tai an toàn cho trẻ



Biện pháp an toàn nhất để ráy tai cho bé là dùng khăn ẩm lau ống tai ngoài khi tắm cho bé. Sau khi dùng khăn mặt mỏng lau sạch các góc tai ngoài, hãy xoắn một đầu khăn lại như hình cái kén rồi đưa một đoạn ngắn vào trong ống tai của bé. Làm như vậy các ba mẹ sẽ chạm tới ráy tai và khiến nó tự rơi ra ngoài. Nên tránh đụng chạm nhiều đến ống tai vì càng kích thích, ráy tai sẽ sản sinh càng nhiều.

Trường hợp ráy tai cứng, lâu ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3 - 5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 - 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra.

Nếu ráy tai rã ra nhiều cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai. Sau đó theo dõi từ 5 - 7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé. Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn.

Những lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ

Phụ huynh bé tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế, gây nguy hiểm cho bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.

Các mẹ nên nhớ đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Rất nhiều bà mẹ có thói quen mỗi lần tắm cho con xong là lấy cây tăm bông lau ống tai cho con, điều này là không nên. Nếu lau tai thường xuyên như vậy vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được.

Không dùng ngón tay để lấy ráy tai cho trẻ. Các mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu vẫn không xử lý được ráy tai sau khi đã thực hiện những cách lấy ráy tai an toàn tại nhà cho trẻ. Mỗi bác sĩ có thể gợi ý lấy ráy tai khác nhau, nhưng cách thông thường nhất là bạn cho trẻ nằm nghiêng, tai cần làm sạch hướng lên trên, nhỏ một vài giọt dầu vào tai trẻ, một ngày nhỏ vài lần.

Với chia sẻ những cách lấy ráy tai cho bé trên giúp bậc cha mẹ có thể lấy ráy tai an toàn hiệu quả cho trẻ tại nhà và có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho bé yêu! Nếu thực hiện theo những cách trên mà không hiệu quả, phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để khám và lấy ráy tai nhé!


More aboutMách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà

Cách hay giúp bé hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.

Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5 - 37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Nếu không hạ sốt kịp thời cho bé thì tình trạng sốt cứ kéo dài và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Và khi bé bị sốt, các mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc hoặc đưa con đến gặp bác sĩ. Nhưng có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất và an toàn tại nhà mà không cần dùng tới thuốc Tây mà các mẹ có thể chưa biết.

>> Xem thêm: mẹ cho con bú bị cảm uống thuốc gì - cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú - mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú

Cách hay giúp bé hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà.
Các mẹ hãy cùng tham khảo và áp dụng cách giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà nhé!

Cách hạ sốt cho bé nhanh nhất


Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mỏng

- Khi bé bị sốt, thân nhiệt tăng cao nếu càng quấn khăn dày ủ ấm hay mặc quần áo dày càng làm cho trẻ khó chịu. Bé sẽ ngủ ngon và thoải mái hơn khi không mặc đồ. Hoặc dùng 1 chiếc khăn xô mỏng quấn quanh người để hạ sốt cho trẻ. Cách này giúp trẻ hạ sốt một cách hữu hiệu.

- Lưu ý: Khi quấn đảm bảo không che đầu hay mặt bé. Không để tấm trải quá cổ bé.

Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân

- Bạn chọn 2 chiếc tất coton đủ dài, nhúng vào nước lạnh vắt sạch, quấn quanh 2 mắt ca chân cho trẻ. Dùng tất quấn từ từ quanh cổ và bàn chân trẻ, hết lạnh thì lại nhúng vào nước.

- Lúc đầu, em bé sẽ cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó nhận thấy cơ thể giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại. Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao.

Ngậm dưa chuột thay ti giả

- Dưa chuột ngoài việc dùng để làm đẹp da, giảm thâm cho vùng mắt còn có tác dụng hạ sốt cho trẻ sơ sinh rất tốt.

- Mẹ chọn một quả dưa chuột non, ít hạt rửa sạch. Sau đó dùng dao gọt thành hình dạng một bình sữa. Phần đầu hơi nhỏ và lớn dần về đuôi. Một đầu nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm, còn giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa. Hiệu quả hạ sốt của dưa chuột cho trẻ sẽ xuất hiện ngay sau đó.

Xoa bóp bằng dầu oliu

- Dùng dầu oliu massage toàn thân cho trẻ, sau đó cho con mặc 1 bộ đồ tay dài coton ngủ qua đêm. Sáng hôm sau dậy tắm và lâu sạch lớp dầu oliu trên người bé.

- Lưu ý: Cách hạ sốt này chỉ dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hạ sốt bằng chanh tươi

- Dùng chanh tươi là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả và an toàn, rất hữu hiệu cho trẻ sốt cao từ 39 - 40 độ.

- Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh khá đơn giản. Mẹ dùng dao cắt chanh thành những lát mỏng. Sau đó dùng miềng chanh này chà sát vào trán, dọc xương sống và khủy tay, khủy chân của trẻ. Khi chà chanh lên người trẻ nhớ tránh các vết trầy xước, những chỗ bé bị ngứa. Trường hợp bé kêu sót, mẹ cố gắng để trong vòng 2-3 phút rồi lau đi.

Dùng nước mát xa

- Massage rất tốt cho trẻ sơ sinh.

- Mẹ chuẩn bị một bắt nước ấm và chiếc khăn bông. Đưa bé vào phòng có nhiệt độ thích hợp, cởi quần áo và đặt bé nằm xuống trên một khăn lông mềm. Mẹ dùng tay nhúng vào bát nước ấm và nhẹ nhàng đặt lên ngực bé, xòe các ngón tay và massage khắp cơ thể bé. Vuốt nhẹ từ cánh tay xuống các đầu ngón tay, từ hông đến chân và massage nhẹ nhàng quanh bả vai sau đó trượt xuống ngực. Tiếp tục dùng tay nhúng vào nước trong suốt quá trình massage, sự kết hợp của nước và hơi ấm của lòng bàn tay mẹ giúp trẻ dịu con nóng ở trẻ.

Sử dụng khoai tây

- Khoai tây cắt lát mỏng, đem ngâm trong giấm chừng 10 phút. Sau đó đêm ra đắp lê trán cho trẻ và đặt thêm 1 chiếc khăn lên trên. Chừng 20 phút sau bạn sẽ thấy hiệu quả.

Lau người cho trẻ

- Cách lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà rất hiệu quả và không mất nhiều thời gian của mẹ.

- Đưa trẻ vào nơi kín gió, cởi hết quần áo và dùng khăn ấm lau người cho trẻ, lưu ý lau kỹ vùng bẹn, nách và hạch,... Không được dùng nước lạnh, nước để chườm cho trẻ, hay xoa dầu gió. Cho trẻ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu hóa và uống các loại nước như cam, nước chanh và orezol.

Ăn một que kem

- Đây là cách hạ sốt phổ biến của các bà mẹ Tây hay áp dụng cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Khi bị sốt, trẻ cảm thấy khó chịu trong người hay hay khô miệng và cần bồ sung thêm chất ngọt. Một que kem không chỉ giúp trẻ giải khát mà còn giảm nhiệt cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên cách hạ sốt này chỉ để tham khảo và áp dụng cho những trẻ trên 10 tuổi hoặc mới có dấu hiệu sốt nhẹ.

>> Có thể bạn đang quan tâm: chân váy xòe kết hợp với áo gì thì hợp và thời trang - quần baggy phù hợp với dáng người nào mặc với áo gì thì đẹp.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

  • Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
  • Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.
  • Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,...
  • Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường. Vì vậy phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,...
  • Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.
  • Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt. Hãy bổ sung Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri cho bé nhé.

Lưu ý khi trẻ bị sốt

  • Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều.
  • Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng.
  • Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ.
  • Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.
Hy vọng những cách hạ sốt nhanh cho bé trên sẽ giúp phụ huynh đẩy lùi cơn sốt cho bé một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trước khi gặp bác sĩ.

Chúc các bé khỏe mạnh, mau ăn, chóng lớn!

More aboutCách hay giúp bé hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Trẻ sơ sinh có được uống nước không, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước,... là câu hỏi nhiều phụ huynh bé quan tâm, vì từ lâu các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc... Để hiểu rõ hơn trẻ sơ sinh có nên uống nước không, các mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ nghĩ rằng trẻ sơ sinh cũng như người lớn, cần uống nước mỗi ngày nên các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, bé hết khát, chữa cảm lạnh, sạch miệng lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng: trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy. Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước là điều hoàn toàn sai lầm, các bác sĩ nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo rằng: không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả,... cùng với sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng,...

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước


Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước!

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.

Các mẹ lưu ý không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước.
- Nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

- Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

- Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

>> Có thể bạn đang quan tâm: dịch vụ lấy sỉ túi xách quảng châu giá rẻ về Việt Nam uy tín - dịch vụ lấy quần áo quảng châu giá sỉ đảm bảo an toàn, chất lượng - chia sẻ hướng dẫn cách mua hàng trên ebay về Việt Nam uy tín.

- Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.

Các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyên: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc. Bú sữa mẹ đã là quá đủ đối với trẻ. Với chia sẻ có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không như trên sẽ giúp các mẹ chú ý chăm sóc bé tốt hơn, tránh nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, đầy bụng,... do cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc!
More aboutCó nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?