Hiển thị các bài đăng có nhãn lấy ráy tai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lấy ráy tai. Hiển thị tất cả bài đăng

Mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Lấy ráy tai cho trẻ là một việc mà các bậc cha mẹ phải hết sức cẩn thận và kỹ càng vì tai của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, nếu lấy ráy tai không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ, sẽ làm tai trẻ bị đau hoặc có thể sưng tấy, viêm và tổn thương tới thị giác. Nhiều cha mẹ muốn giúp con lấy sạch ráy tai, nhưng e ngại làm không đúng cách sẽ làm tổn thương màng nhĩ của con. Bài viết mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà sau đây sẽ hướng dẫn phụ huynh bé cách lấy ráy tai cho bé yêu một cách an toàn nhất tại nhà.

>> Xem thêm: trang web aliexpress là gì của nước nào - kinh nghiệm mua hàng trên aliexpress về Việt Nam uy tín - nên mua gì trên ebay thì đảm bảo an toàn và tốt nhất.

Ráy tai giữ vai trò quan trọng giúp đôi tai khoẻ mạnh....

Ráy tai là gì?

Ráy tai là chất bôi trơn tự nhiên, được hình thành từ những chất do các tuyến trong ống tai tiết ra (như mồ hôi, bã nhờn và tế bào chết). Ráy tai thường có 3 dạng: Ướt, khô và cứng. Ráy tai ướt hay khô tuỳ vào đặc điểm di truyền: người gốc Đông Á và người Mỹ bản địa thường có ráy tai khô, trong khi hầu hết những người khác có ráy tai ướt.

Ráy tai giữ vai trò quan trọng giúp đôi tai khoẻ mạnh. Đây chính là chất sáp giúp bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương, chống nhiễm trùng, làm ẩm và bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn.

Ráy tai là hiện tượng bình thường của cơ thể, nhưng nếu có quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.

Dấu hiệu bé bị nút ráy tai

Nguyên nhân gây nút ráy tai có thể do: rối loạn bài tiết ống tai, hẹp ống tai, ô nhiễm môi trường, vệ sinh tai không đúng cách,... Để nhận biết dấu hiệu của tình trạng này, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như: trẻ khó chịu, vò đầu bứt tai, ù tai, khả năng nghe của bé kém.

Có nên lấy ráy tai cho bé?

Trong trường hợp bình thường, các ba mẹ không cần lấy ráy tai cho bé, chất sáp này sẽ tự thoát ra khỏi tai, mang theo những chất bẩn kết bên trong nó. Nhiều cha mẹ sai lầm khi dùng tăm bông hoặc đầu kẹp tăm để làm sạch ráy tai, nhưng lại càng khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong, gây nguy cơ tổn thương tai. Các mẹ chỉ cần dùng khăn sạch lau trong tai cho trẻ, ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài.

Vậy khi nào thì lấy ráy tai cho trẻ? Sẽ rất nghiêm trọng nếu ráy tai bị vón cục hoặc con bạn có quá nhiều ráy tai. Ráy tai bao phủ màng nhĩ có thể khiến trẻ nghe nhỏ hoặc không nghe rõ, thậm chí gây khó khăn và che mất tầm nhìn của bác sĩ khi cần khám nhiễm trùng tai. Vì vậy, khi ráy tai của trẻ vón cục quá nhiều, cha mẹ nên lấy ráy tai cho trẻ.


Cách lấy ráy tai an toàn cho trẻ



Biện pháp an toàn nhất để ráy tai cho bé là dùng khăn ẩm lau ống tai ngoài khi tắm cho bé. Sau khi dùng khăn mặt mỏng lau sạch các góc tai ngoài, hãy xoắn một đầu khăn lại như hình cái kén rồi đưa một đoạn ngắn vào trong ống tai của bé. Làm như vậy các ba mẹ sẽ chạm tới ráy tai và khiến nó tự rơi ra ngoài. Nên tránh đụng chạm nhiều đến ống tai vì càng kích thích, ráy tai sẽ sản sinh càng nhiều.

Trường hợp ráy tai cứng, lâu ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3 - 5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 - 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra.

Nếu ráy tai rã ra nhiều cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai. Sau đó theo dõi từ 5 - 7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé. Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn.

Những lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ

Phụ huynh bé tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế, gây nguy hiểm cho bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.

Các mẹ nên nhớ đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Rất nhiều bà mẹ có thói quen mỗi lần tắm cho con xong là lấy cây tăm bông lau ống tai cho con, điều này là không nên. Nếu lau tai thường xuyên như vậy vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được.

Không dùng ngón tay để lấy ráy tai cho trẻ. Các mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu vẫn không xử lý được ráy tai sau khi đã thực hiện những cách lấy ráy tai an toàn tại nhà cho trẻ. Mỗi bác sĩ có thể gợi ý lấy ráy tai khác nhau, nhưng cách thông thường nhất là bạn cho trẻ nằm nghiêng, tai cần làm sạch hướng lên trên, nhỏ một vài giọt dầu vào tai trẻ, một ngày nhỏ vài lần.

Với chia sẻ những cách lấy ráy tai cho bé trên giúp bậc cha mẹ có thể lấy ráy tai an toàn hiệu quả cho trẻ tại nhà và có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho bé yêu! Nếu thực hiện theo những cách trên mà không hiệu quả, phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để khám và lấy ráy tai nhé!


More aboutMách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà