Hiển thị các bài đăng có nhãn bé ăn ngậm phải làm sao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé ăn ngậm phải làm sao. Hiển thị tất cả bài đăng

Mẹo hay giúp bé ăn không ngậm

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Ngậm cơm hay thức ăn rất lâu trong miệng là thói quen mà rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, nhưng một phần có thể là do cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, hàm răng, sở thích,... thì bé lại càng trở nên lười nuốt hơn. Vì thế, các mẹ nên chú ý nấu ăn theo đúng độ tuổi của bé.

Trẻ ăn ngậm không chỉ mất thời gian, mà còn không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết. Khi để bé ngậm đồ lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng.

>> Xem thêm: nấu cháo trứng gà với rau gì thì ngon - kinh nghiệm mua hàng ebay về Việt Nam uy tín - dịch vụ chuyên nhận đặt mua áo khoác nam gió quảng châu giá rẻ, chất lượng.

Làm thế nào để trẻ ăn không ngậm?


Vậy bé ăn ngậm phải làm sao, làm sao để bé ăn không ngậm, biện pháp để bé không ngậm khi ăn là gì,.. không phải phụ huynh nào cũng biết. Bài viết chia sẻ các mẹ những mẹo giúp bé ăn không ngậm, kích thích trẻ ăn ngon hơn và giúp loại bỏ tật ngậm cơm của bé. Các mẹ nên tham khảo và áp dụng thử nhé!

Làm thế nào để trẻ ăn không ngậm?
- Tập cho bé ăn lợn cợn dần: Từ chén cháo loãng, nhuyễn đến cháo hạt với thịt, cá, rau lổn nhổn, cháo đặc, các loại bún, mỳ phở… rồi đến cơm nát, sau đó bé mới nhai được cơm hạt với thịt, cá, rau xé nhỏ, cắt nhuyễn.

- Bé nuốt cơm khô hơi khó, nếu thấy bé đã nhai nát cơm nhưng chưa nuốt, các mẹ có thể cho bé nhấp một tí nước lọc, nước canh, hay một miếng trái cây nhỏ (đu đủ, nho, táo ), muỗng yaourt... để bé đưa thức ăn xuống dễ dàng hơn.

- Mẹ nên giải thích cho bé hiểu răng dùng để làm gì. Hãy vừa nói, vừa làm mẫu cho bé tập nhai theo.

- Động viên khuyến khích bé làm tốt nhiệm vụ dinh dưỡng cao cả: “Nuốt cơm xuống bụng đi, cơm sẽ giúp con chạy nhanh hơn, thịt, cá, sẽ làm chân con cứng cáp, leo cao hơn...”.

- Cảnh báo con về những tác hại của việc ngậm cơm: "Con mà cứ ngậm cơm hoài như vậy coi chừng con sâu sẽ ăn luôn răng con đó".

- Làm cho bữa cơm của bé vui vẻ, hào hứng hơn: Cho bé ăn cùng với gia đình, rủ bạn bé của bé đến cùng ăn,...

- Hỗ trợ bé nuốt: Thử dùng tay nâng cằm bé lên một chút, hay vuốt ve nhẹ phía ngoài cổ từ trên xuống dưới cho bé nuốt.

- Đôi khi bé ngậm là để phản đối việc ăn, vì vậy, các mẹ hãy để cho bé thoải mái hơn một chút: Cho bé lựa chọn món ăn, cái bát bé thích, cho bé tự xúc bằng thìa, đũa, hay cùng lắm là cho bé bốc ăn (Nhưng nhớ rửa tay bé thật sạch trước khi ăn).

- Trang trí bữa ăn hấp dẫn: bé lười ăn hay ngậm cũng có thể bữa ăn chưa đủ hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon miệng, nhanh chóng.
Vì vậy mẹ nên trình bày bữa ăn sinh động và hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon miệng như: bổ sung thêm nhiều màu sắc vào khẩu phần ăn của bé cho thêm phần sinh động, khéo xếp thức ăn thành những hình khối ngộ nghĩnh (trứng rán hình trái tim, thịt viên tròn, cà rốt tỉa hoa,…) bé sẽ hứng thú với bữa ăn hơn rất nhiều.

- Đổi món thường xuyên: Mẹ nên làm phong phú thực đơn của bé bằng những bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá xen kẽ và bổ sung nhiều loại rau xanh khác nhau để bé không có cảm giác bị ngấy.

- Làm mẫu và hướng dẫn bé nhai nuốt: Cách tốt nhất để trẻ nhỏ học được mọi thứ là bắt chước cha mẹ. Vì thế, bố mẹ hãy ăn uống với thái độ thích thú, tích cực nhất để bé làm theo. Bạn có thể thu hút sự chú ý của bé bằng cách nói: “Nhìn bô/mẹ ăn này!” “Măm măm, ngon ngon…”

- Tránh xa tivi khi ăn: Không để bé mải xem hoạt hình hay quảng cáo mà xao nhãng, mất tập trung ăn uống. Tương tự, mẹ cũng nên tránh để trẻ vừa ăn vừa chơi, hình thành thói quen xấu là mải chơi quên ăn hoặc nhất thiết phải có đồ chơi mới chịu ăn.

- Khen và khuyến khích bé ăn: Bất kì đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời cổ vũ, khích lệ. Một câu nói “Con ăn ngoan quá!” có thể khiến bé hào hứng hơn trong việc ăn uống.

- Không ép bé ăn mãi một bữa: Khi bữa ăn của bé đã kéo dài 30 phút, mẹ có thể cho bé dừng lại, không nên cố ép bé ăn. Mẹ có thể để bé đói hơn một chút vào bữa sau để bé có thể ăn ngon miệng hơn.

- Trẻ cũng sẽ cảm thấy dễ hấp thụ hơn khi bữa ăn được chia nhỏ ra nhiều lần. Như vậy, lượng thức ăn bé cần trong một ngày vẫn được nạp đủ mà bé lại thoải mái, không chịu phải chịu sức ép căng thẳng để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.

- Dạy bé tự xúc: Mẹ nên huấn luyện cho bé tập xúc ăn. Bé sẽ có cảm giác tự chủ trong ăn uống hơn và nhai nuốt dễ dàng hơn.

Các mẹ nên nhớ là phải phòng tránh tật ngậm cơm ở bé ngay từ những ngày đầu khi bé mới tập ăn cháo, ăn cơm, vì nếu để bé ngậm cơm kéo dài thành tật thì rất khó sửa đổi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý những lý do như mọc răng, đau họng,... hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé sẽ khiến bé lười ăn và ăn chậm. Và việc áp dụng thực đơn đa dạng, thay đổi thường xuyên cũng sẽ giúp bé thích ăn hơn và ăn ngon miệng hơn.

Bé biếng ăn hay bé ăn ngậm sẽ không còn là nỗi lo lắng của các mẹ. Với những mẹo hay giúp bé ăn không ngậm trên giúp các mẹ trị tận gốc tật ăn ngậm của trẻ và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Chúc các bé ăn ngon miệng, khỏe mạnh, chóng lớn!

More aboutMẹo hay giúp bé ăn không ngậm