Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày hay trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ là câu hỏi nhiều phụ huynh bé quan tâm. Vì giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh. Tham khảo bài viết sau để biết được thời gian ngủ hợp lý của trẻ sơ sinh cũng như trẻ sơ sinh nên ngủ mấy tiếng một ngày nhé!

Nhiều ông bố bà mẹ trẻ phát hiện ra sự quan trọng của giấc ngủ ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé trong những tuần đầu tiên. Chất lượng giấc ngủ của trẻ còn ảnh hưởng đến mọi người trong nhà, đặc biệt là bố mẹ.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Bố mẹ trẻ khó có thể đặt trẻ vào cũi nếu trẻ vẫn ngủ chập chờn. Thay vì khóc lên, thì nó sẽ làm nũng và không chịu rời bố mẹ. Điều này sẽ dẫn đến bố mẹ sẽ không có một giấc ngủ ngon suốt đêm với những meo giup be ngu ngon cho đến khi đứa trẻ đủ lớn để đi mẫu giáo. Làm thế nào có thể đưa trẻ từ vòng tay mẹ sang giường của chúng trong khi chúng vẫn khóc, la hét mà vẫn tránh được sự nũng nịu, bướng bĩnh của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?


Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Thời gian ngủ hợp lý của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên không có số giờ đáng thuyết phục nào đối với trẻ cùng độ tuổi. Khi nghiên cứu với những trẻ 2 năm tuổi, người ta thấy rằng nhu cầu được ngủ của trẻ khác nhau, có trẻ ngủ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, nhưng trong khi đó đứa trẻ khác lại bắt đầu một ngày tiếp theo sau khi đánh một giấc từ 10 tối đến 5 giờ sáng hôm sau.

Trẻ 6 tháng đầu tiên

Những đứa trẻ mới sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả buổi ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của chúng thường 4 đến 5 tiếng vì chúng còn cần được cho ăn vào những lúc thức giấc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ có thể ngủ một mạch 10 giờ đồng hồ liền, trong khi có những trẻ chỉ ngủ mỗi giấc 2 tiếng. Không có một công thức giấc ngủ nào cho trẻ mới sinh vì đồng hồ sinh học của nó chưa thực sự phát triển đầy đủ. Miễn sao, đứa trẻ khỏe mạnh là được.

Trong 3 tháng, một đứa trẻ ngủ trung bình 5 tiếng vào buổi ngày và 10 tiếng vào buổi đêm, và thức giấc khoảng 2 lần. Khoảng 90% trẻ em trong độ tuổi này ngủ trọn đêm và cũng có nghĩa là chúng ngủ một giấc kéo dài từ 6 đến 8 tiếng.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp tục khóc khoảng vài phút trong khi đang ngủ, đó chính là phản ứng bình thường của chúng. Chúng có thể cảm thấy khó chịu vì: đói, lạnh, ướt vì tả lót chưa kịp thay, hay thậm chí bị ốm. Buổi đêm khi thức dậy cho trẻ ăn hay thay tã bạn phải thao tác nhanh đến mức có thể. Đừng có có thêm những lời động viên, dỗ dành trẻ không cần thiết như: nói chuyện, đùa giỡn hay bật đèn sáng. bạn phải tập thói quen cho trẻ ngủ trọn vẹn buổi đêm. Vì đứa trẻ không quan tâm mấy giờ rồi, miễn là những yêu cầu của chúng được đáp ứng.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng

Vào lúc 6 tháng, một đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ 3 giờ buổi ngày và 11 giờ buổi tối. Vào độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu thay đổi phản ứng đối với những trẻ thường hay thức giấc và khóc la vào buổi tối. Cho bé 5 phút để lắng làm dịu cơn khóc và trở về với giấc ngủ. Nếu bé không có động thái gì thì có thể dỗ nhẹ vào mông, ru à ơi không nên bế trẻ lên tay sau đó đặt trẻ xuống trừ trường hợp trẻ bị ốm.

Nếu trẻ không ốm mà tiếp tục khóc, hãy đợi thêm 5 phút, sau đó lặp lại thao tác trên. Sau vài ngày, trẻ sẽ tìm ra được cách trở về giấc ngủ nhẹ dễ dàng hơn. Nếu khi trẻ 6 tháng tuổi vẫn tiếp tục thức giấc từ 5 đến 6 lần mỗi đêm, nên đưa trẻ đến bác sĩ.

Giữa 6 đến 12 tháng tuổi, nỗi lo lắng chia rẽ trở thành nhân tố chính thức giấc cho trẻ của bạn. Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu xem một con vật bông nhỏ hay chiếc chăn là vật không thể thiếu suốt đêm. Quy tắc thức dậy nửa đêm cũng giống như việc trải qua ngày đầu tiên trẻ ra đời vậy: đừng bật đèn sáng, đừng hát ru, đừng nói chuyện, đừng giỡn, hay cho bé ăn. Mọi phản ứng đó chỉ khuyến khích trẻ lập lại thói quen đó. Kiểm tra tại sao trẻ khóc, hãy chắc chắn rằng trẻ không bị ốm hay cần thay tã.

Mẹo để bé ngủ ban ngày

Để giúp bé ngủ vào ban ngày, bạn có thể áp dụng cùng chiến thuật như đã dùng vào ban đêm: sử dụng các “vũ khí” như đọc sách cho bé nghe hoặc dùng một con thú nhồi bông mà bé rất thích, luôn đặt bé vào nơi bé thường hay ngủ và cố gắng áp dụng theo thời gian ngủ quen thuộc của bé.

Làm gì khi trẻ hay thức đêm?

Trong khoảng 3 giờ đầu của giấc ngủ, nếu con bạn trở mình, khóc, thét lên và toát mồ hôi nghĩa là bé bị sợ hãi trong giấc ngủ (hiện tượng thường gặp ở trẻ 5 tháng tuổi đến 6 tuổi). Bạn đừng quá cuống quýt đánh thức bé dậy để dỗ dành, mà hãy để con tự xử lý và vượt qua.

Lúc này con bạn vẫn đang ngủ và nếu bị gọi dậy, bé sẽ ý thức được nỗi sợ của mình và thực sự hoảng hốt, tiếp tục mang nỗi sợ hãi mới vào giấc ngủ.

Còn nếu con bạn giật mình thức giấc, khóc to rồi nhổm dậy đòi mẹ khi đã quá nửa đêm, thì đó là dấu hiệu gặp ác mộng. Lúc này, trẻ rất cần được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve và dỗ dành để hoàn hồn. Từ 2 tuổi trở lên, trẻ sẽ nhận biết được rằng cảm giác đó chỉ là nằm mơ và sẽ tiếp tục ngủ lại.

Ngoài việc gặp cơn ác mộng, trẻ còn có thể khó ngủ và thức đêm do nhiều nguyên nhân khác:
  • Thay đổi sinh hoạt và chỗ ngủ (từ ngủ nôi sang ngủ giường hay ngược lại).
  • Mẹ đi làm, trẻ ở nhà với vú nuôi.
  • Đói hoặc tè ướt tã.
  • Tủi thân do những ấm ức trong ngày.
Để trẻ ngủ ngon giấc, cha mẹ cần tránh những thói quen sau:
  • Hát ru khi trẻ giật mình thức giấc: Từ tháng thứ 3 trở đi, trẻ sẽ có dấu hiệu khó ngủ. Việc hát ru để dỗ trẻ ngủ thường xuyên sẽ khiến trẻ hình thành thói quen xấu: nửa đêm thức giấc phải nghe mẹ hát ru mới chịu ngủ lại.
  • Lay trẻ dậy và tỏ ra lo lắng khi trẻ cựa mình: Chỉ khi thức hẳn, trẻ mới cần vòng tay cả bạn. Nếu cứ mỗi lần trẻ cựa mình mà bạn xuất hiện, trẻ sẽ có thói quen vòi vĩnh và bạn sẽ còn phải thức đêm với con dài dài.
Cần thiết lập thói quen ngủ đều đặn cho trẻ
  • Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt, mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi,... nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy. Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều. Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon.
  • Luyện cho trẻ thói quen tự đi ngủ: Vào thời điểm trẻ được từ 6-8 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tự mình đi ngủ bằng cách đặt trẻ xuống giường mỗi khi thấy trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn đang thức.
  • Có thể ru trẻ ngủ bằng cách đu đưa, ru ngủ, cho đến khi bé ngủ là cách bình thường và tự nhiên nhất. Khi bé thích thú với giấc ngủ, bé sẽ phát triển tốt và ngủ tốt. Hoặc sản phẩm giúp bé ngủ ngon giấc như: nôi võng tự động 3 trong 1, máy đưa võng tự động cho bé.
Các lưu ý về an toàn khi cho bé ngủ
  • Cho bé ngủ nằm ngửa, kể cả khi bé sinh non.
  • Dùng nôi hay giỏ mây trong phòng ngủ của mẹ hoặc nôi ngủ chung giường gắn vào bên cạnh giường ngủ của vợ chồng bạn cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Theo American Academy of Pediatrics (AAP) thì như thế bé sẽ được an toàn hơn là để bé ngủ một mình trong phòng riêng của bé.
  • Tránh để bé ngủ trên giường của bạn. Theo nghiên cứu của đại học Y Saint Louis cho thấy bé dưới 8 tháng tuổi ngủ trên giường người lớn thay vì nôi của bé có nguy cơ bị ngộp thở hoặc mắc kẹt giữa tường và nôi gấp 40 lần.
  • Đừng bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.
  • Tránh dùng các bộ đồ giường (chăn, bao gối, nệm, khăn trải giường), gối lỏng lẻo hay rộng lùng thùng cũng như để các loại đồ chơi nhồi bông trong nôi của bé.
  • Không nên dùng phương pháp hơ lửa, hơ than cho trẻ sơ sinh vì rất nguy hiểm, do khi hơ lửa than sẽ tạo ra khí cacbon mônôxit (CO) dễ gây ngạt cho bé, và nhiệt độ rất nóng của than đang cháy dễ gây bỏng vì da bé rất mỏng và non.
  • Cần thận trọng về cách người chăm trẻ hay vú nuôi cho con bạn ngủ như thế nào. Thông kê tại Mỹ có đến hơn 20% trẻ ở các nhà trẻ vẫn cho các bé ngủ bằng bụng.
  • Không bọc bé quá nhiều cũng như để nhiệt độ phòng quá nóng khi bé ngủ hay có khói thuốc trong nhà. Tất cả những điều này đều được các chuyên gia cảnh báo làm tăng nguy cơ SIDS (đột tử trẻ sơ sinh) cho bé. Theo thạc sĩ Mai Văn Bôn, bác sĩ nhi khoa bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc khuyến cáo, nhiệt độ phòng nên cài đặt mát mẻ một chút, thông thường 25-26 độ C tùy thích nghi của bé.
* Có thể bạn đang quan tâm:
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc bé sẽ phát triển tốt. Với những chia sẻ trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ trên giúp phụ huynh bé biết được thời gian ngủ hợp lý của trẻ sơ sinh, từ đó thiết lập thời gian ngủ một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo bé ngủ đủ giấc, nhất là khi bé nhà bạn đã được ít nhất 6 tháng tuổi.

{ 1 nhận xét... read them below or add one }

Unknown nói...

order túi xách quảng châu - Đặt hàng ngày ngay khi nhận tiền. Nhanh-Rẻ-Uy tín- Miễn phí giao hàng.Lamphongchina.con cam kết cung cấp dịch vụ ship hàng quảng châu hà nội nhanh nhất và rẻ nhất cho các khách hàng có nhu cầu ship hàng điện tử taobao . Giá đặt hàng taobao có 2 loại : order theo sản phẩm hoặc nhận ship hàng từ taobao về hà nội . Chúng tôi sẽ tư vấn cho các khách hàng để có được hàng hóa order xe đạp taobao với chi phí vận chuyển nhanh nhất và rẻ nhaất.trào ngược dạ dày

Đăng nhận xét