Mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Lấy ráy tai cho trẻ là một việc mà các bậc cha mẹ phải hết sức cẩn thận và kỹ càng vì tai của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, nếu lấy ráy tai không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ, sẽ làm tai trẻ bị đau hoặc có thể sưng tấy, viêm và tổn thương tới thị giác. Nhiều cha mẹ muốn giúp con lấy sạch ráy tai, nhưng e ngại làm không đúng cách sẽ làm tổn thương màng nhĩ của con. Bài viết mách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà sau đây sẽ hướng dẫn phụ huynh bé cách lấy ráy tai cho bé yêu một cách an toàn nhất tại nhà.

>> Xem thêm: trang web aliexpress là gì của nước nào - kinh nghiệm mua hàng trên aliexpress về Việt Nam uy tín - nên mua gì trên ebay thì đảm bảo an toàn và tốt nhất.

Ráy tai giữ vai trò quan trọng giúp đôi tai khoẻ mạnh....

Ráy tai là gì?

Ráy tai là chất bôi trơn tự nhiên, được hình thành từ những chất do các tuyến trong ống tai tiết ra (như mồ hôi, bã nhờn và tế bào chết). Ráy tai thường có 3 dạng: Ướt, khô và cứng. Ráy tai ướt hay khô tuỳ vào đặc điểm di truyền: người gốc Đông Á và người Mỹ bản địa thường có ráy tai khô, trong khi hầu hết những người khác có ráy tai ướt.

Ráy tai giữ vai trò quan trọng giúp đôi tai khoẻ mạnh. Đây chính là chất sáp giúp bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương, chống nhiễm trùng, làm ẩm và bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn.

Ráy tai là hiện tượng bình thường của cơ thể, nhưng nếu có quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai.

Dấu hiệu bé bị nút ráy tai

Nguyên nhân gây nút ráy tai có thể do: rối loạn bài tiết ống tai, hẹp ống tai, ô nhiễm môi trường, vệ sinh tai không đúng cách,... Để nhận biết dấu hiệu của tình trạng này, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu như: trẻ khó chịu, vò đầu bứt tai, ù tai, khả năng nghe của bé kém.

Có nên lấy ráy tai cho bé?

Trong trường hợp bình thường, các ba mẹ không cần lấy ráy tai cho bé, chất sáp này sẽ tự thoát ra khỏi tai, mang theo những chất bẩn kết bên trong nó. Nhiều cha mẹ sai lầm khi dùng tăm bông hoặc đầu kẹp tăm để làm sạch ráy tai, nhưng lại càng khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong, gây nguy cơ tổn thương tai. Các mẹ chỉ cần dùng khăn sạch lau trong tai cho trẻ, ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài.

Vậy khi nào thì lấy ráy tai cho trẻ? Sẽ rất nghiêm trọng nếu ráy tai bị vón cục hoặc con bạn có quá nhiều ráy tai. Ráy tai bao phủ màng nhĩ có thể khiến trẻ nghe nhỏ hoặc không nghe rõ, thậm chí gây khó khăn và che mất tầm nhìn của bác sĩ khi cần khám nhiễm trùng tai. Vì vậy, khi ráy tai của trẻ vón cục quá nhiều, cha mẹ nên lấy ráy tai cho trẻ.


Cách lấy ráy tai an toàn cho trẻ



Biện pháp an toàn nhất để ráy tai cho bé là dùng khăn ẩm lau ống tai ngoài khi tắm cho bé. Sau khi dùng khăn mặt mỏng lau sạch các góc tai ngoài, hãy xoắn một đầu khăn lại như hình cái kén rồi đưa một đoạn ngắn vào trong ống tai của bé. Làm như vậy các ba mẹ sẽ chạm tới ráy tai và khiến nó tự rơi ra ngoài. Nên tránh đụng chạm nhiều đến ống tai vì càng kích thích, ráy tai sẽ sản sinh càng nhiều.

Trường hợp ráy tai cứng, lâu ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày (thường 3 - 5 lần hoặc hơn nếu có thể) mỗi lần từ 10 - 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm thật nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi hoặc rã ra.

Nếu ráy tai rã ra nhiều cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai thêm 5 - 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai. Sau đó theo dõi từ 5 - 7 ngày nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé. Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn.

Những lưu ý khi lấy ráy tai cho trẻ

Phụ huynh bé tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế, gây nguy hiểm cho bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.

Các mẹ nên nhớ đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Rất nhiều bà mẹ có thói quen mỗi lần tắm cho con xong là lấy cây tăm bông lau ống tai cho con, điều này là không nên. Nếu lau tai thường xuyên như vậy vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được.

Không dùng ngón tay để lấy ráy tai cho trẻ. Các mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu vẫn không xử lý được ráy tai sau khi đã thực hiện những cách lấy ráy tai an toàn tại nhà cho trẻ. Mỗi bác sĩ có thể gợi ý lấy ráy tai khác nhau, nhưng cách thông thường nhất là bạn cho trẻ nằm nghiêng, tai cần làm sạch hướng lên trên, nhỏ một vài giọt dầu vào tai trẻ, một ngày nhỏ vài lần.

Với chia sẻ những cách lấy ráy tai cho bé trên giúp bậc cha mẹ có thể lấy ráy tai an toàn hiệu quả cho trẻ tại nhà và có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho bé yêu! Nếu thực hiện theo những cách trên mà không hiệu quả, phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để khám và lấy ráy tai nhé!


More aboutMách mẹ cách lấy ráy tai an toàn cho bé tại nhà

Cách hay giúp bé hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.

Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5 - 37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Nếu không hạ sốt kịp thời cho bé thì tình trạng sốt cứ kéo dài và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Và khi bé bị sốt, các mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc hoặc đưa con đến gặp bác sĩ. Nhưng có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất và an toàn tại nhà mà không cần dùng tới thuốc Tây mà các mẹ có thể chưa biết.

>> Xem thêm: mẹ cho con bú bị cảm uống thuốc gì - cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú - mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú

Cách hay giúp bé hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà.
Các mẹ hãy cùng tham khảo và áp dụng cách giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà nhé!

Cách hạ sốt cho bé nhanh nhất


Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mỏng

- Khi bé bị sốt, thân nhiệt tăng cao nếu càng quấn khăn dày ủ ấm hay mặc quần áo dày càng làm cho trẻ khó chịu. Bé sẽ ngủ ngon và thoải mái hơn khi không mặc đồ. Hoặc dùng 1 chiếc khăn xô mỏng quấn quanh người để hạ sốt cho trẻ. Cách này giúp trẻ hạ sốt một cách hữu hiệu.

- Lưu ý: Khi quấn đảm bảo không che đầu hay mặt bé. Không để tấm trải quá cổ bé.

Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân

- Bạn chọn 2 chiếc tất coton đủ dài, nhúng vào nước lạnh vắt sạch, quấn quanh 2 mắt ca chân cho trẻ. Dùng tất quấn từ từ quanh cổ và bàn chân trẻ, hết lạnh thì lại nhúng vào nước.

- Lúc đầu, em bé sẽ cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó nhận thấy cơ thể giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại. Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao.

Ngậm dưa chuột thay ti giả

- Dưa chuột ngoài việc dùng để làm đẹp da, giảm thâm cho vùng mắt còn có tác dụng hạ sốt cho trẻ sơ sinh rất tốt.

- Mẹ chọn một quả dưa chuột non, ít hạt rửa sạch. Sau đó dùng dao gọt thành hình dạng một bình sữa. Phần đầu hơi nhỏ và lớn dần về đuôi. Một đầu nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm, còn giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa. Hiệu quả hạ sốt của dưa chuột cho trẻ sẽ xuất hiện ngay sau đó.

Xoa bóp bằng dầu oliu

- Dùng dầu oliu massage toàn thân cho trẻ, sau đó cho con mặc 1 bộ đồ tay dài coton ngủ qua đêm. Sáng hôm sau dậy tắm và lâu sạch lớp dầu oliu trên người bé.

- Lưu ý: Cách hạ sốt này chỉ dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hạ sốt bằng chanh tươi

- Dùng chanh tươi là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả và an toàn, rất hữu hiệu cho trẻ sốt cao từ 39 - 40 độ.

- Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh khá đơn giản. Mẹ dùng dao cắt chanh thành những lát mỏng. Sau đó dùng miềng chanh này chà sát vào trán, dọc xương sống và khủy tay, khủy chân của trẻ. Khi chà chanh lên người trẻ nhớ tránh các vết trầy xước, những chỗ bé bị ngứa. Trường hợp bé kêu sót, mẹ cố gắng để trong vòng 2-3 phút rồi lau đi.

Dùng nước mát xa

- Massage rất tốt cho trẻ sơ sinh.

- Mẹ chuẩn bị một bắt nước ấm và chiếc khăn bông. Đưa bé vào phòng có nhiệt độ thích hợp, cởi quần áo và đặt bé nằm xuống trên một khăn lông mềm. Mẹ dùng tay nhúng vào bát nước ấm và nhẹ nhàng đặt lên ngực bé, xòe các ngón tay và massage khắp cơ thể bé. Vuốt nhẹ từ cánh tay xuống các đầu ngón tay, từ hông đến chân và massage nhẹ nhàng quanh bả vai sau đó trượt xuống ngực. Tiếp tục dùng tay nhúng vào nước trong suốt quá trình massage, sự kết hợp của nước và hơi ấm của lòng bàn tay mẹ giúp trẻ dịu con nóng ở trẻ.

Sử dụng khoai tây

- Khoai tây cắt lát mỏng, đem ngâm trong giấm chừng 10 phút. Sau đó đêm ra đắp lê trán cho trẻ và đặt thêm 1 chiếc khăn lên trên. Chừng 20 phút sau bạn sẽ thấy hiệu quả.

Lau người cho trẻ

- Cách lau mát hạ sốt cho trẻ tại nhà rất hiệu quả và không mất nhiều thời gian của mẹ.

- Đưa trẻ vào nơi kín gió, cởi hết quần áo và dùng khăn ấm lau người cho trẻ, lưu ý lau kỹ vùng bẹn, nách và hạch,... Không được dùng nước lạnh, nước để chườm cho trẻ, hay xoa dầu gió. Cho trẻ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu hóa và uống các loại nước như cam, nước chanh và orezol.

Ăn một que kem

- Đây là cách hạ sốt phổ biến của các bà mẹ Tây hay áp dụng cho trẻ nhỏ rất hiệu quả. Khi bị sốt, trẻ cảm thấy khó chịu trong người hay hay khô miệng và cần bồ sung thêm chất ngọt. Một que kem không chỉ giúp trẻ giải khát mà còn giảm nhiệt cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên cách hạ sốt này chỉ để tham khảo và áp dụng cho những trẻ trên 10 tuổi hoặc mới có dấu hiệu sốt nhẹ.

>> Có thể bạn đang quan tâm: chân váy xòe kết hợp với áo gì thì hợp và thời trang - quần baggy phù hợp với dáng người nào mặc với áo gì thì đẹp.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

  • Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
  • Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.
  • Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,...
  • Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường. Vì vậy phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,...
  • Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.
  • Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt. Hãy bổ sung Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri cho bé nhé.

Lưu ý khi trẻ bị sốt

  • Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều.
  • Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng.
  • Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ.
  • Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.
Hy vọng những cách hạ sốt nhanh cho bé trên sẽ giúp phụ huynh đẩy lùi cơn sốt cho bé một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trước khi gặp bác sĩ.

Chúc các bé khỏe mạnh, mau ăn, chóng lớn!

More aboutCách hay giúp bé hạ sốt nhanh chóng hiệu quả tại nhà

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Trẻ sơ sinh có được uống nước không, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước,... là câu hỏi nhiều phụ huynh bé quan tâm, vì từ lâu các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc... Để hiểu rõ hơn trẻ sơ sinh có nên uống nước không, các mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ nghĩ rằng trẻ sơ sinh cũng như người lớn, cần uống nước mỗi ngày nên các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, bé hết khát, chữa cảm lạnh, sạch miệng lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng: trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy. Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước là điều hoàn toàn sai lầm, các bác sĩ nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo rằng: không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả,... cùng với sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng,...

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước


Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước!

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.

Các mẹ lưu ý không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước.
- Nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

- Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

- Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

>> Có thể bạn đang quan tâm: dịch vụ lấy sỉ túi xách quảng châu giá rẻ về Việt Nam uy tín - dịch vụ lấy quần áo quảng châu giá sỉ đảm bảo an toàn, chất lượng - chia sẻ hướng dẫn cách mua hàng trên ebay về Việt Nam uy tín.

- Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.

Các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyên: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc. Bú sữa mẹ đã là quá đủ đối với trẻ. Với chia sẻ có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không như trên sẽ giúp các mẹ chú ý chăm sóc bé tốt hơn, tránh nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, đầy bụng,... do cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc!
More aboutCó nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?

Mẹo hay giúp trẻ thích uống sữa

Người đăng: KiLi Liên on Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Các mẹ lo lắng vì bé không chịu uống sữa. Vậy bé không thích uống sữa phải làm sao hay làm cách nào để bé thích uống sữa,... Các mẹ tham khảo bài viết mẹo hay giúp trẻ thích uống sữa sau để giúp bé thấy thích và chăm uống sữa hơn nhé!

Sữa là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ bởi nó rất giàu can-xi, vitamin D, protein và các vi chất khác. Theo khuyến nghị, trẻ từ 1-3 tuổi cần 500mg can-xi mỗi ngày (tương đương với khoảng 500g sữa/ngày).

* Có thể bạn đang quan tâm:

Sữa là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
Không phải bất kì bé nào cũng thích uống sữa, một số trẻ bỏ sữa khi chúng bị chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hay sữa tươi, hoặc từ bú bình sang uống cốc,... Nhưng vì lý do cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé mà mẹ bắt buộc phải bắt bé uống sữa và có không ít bậc cha mẹ thú nhận rằng họ đã áp dụng phương pháp la mắng, dọa nạt để ép con uống sữa cho bằng được. Chính điều này đã tạo một áp lực không nhỏ lên tâm lý con trẻ, đôi khi sự ép buộc sẽ không mang lại một kết quả gì, vậy phải làm sao để bé chịu uống sữa?

"Bắt" trẻ uống sữa, lợi bất cập hại

- Ba mẹ không nên ép buộc hay dọa nạt để trẻ ăn hoặc uống sữa trong cơn chán ngán. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khi trẻ ăn uống trong trạng thái bị ép buộc có thể tác động xấu đến sự tiêu hóa thức ăn và sự cảm nhận hương vị ở trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ nôn trớ sữa đi kèm luôn cả thức ăn. Vì vậy bạn đừng để việc uống sữa trở thành cơn ác mộng của con trẻ mỗi ngày.

- Về mặt cảm xúc, có thể chỉ vì chuyện uống sữa mà tình cảm mẹ con sẽ trở nên xa cách: con giận mẹ, mẹ thì trách mình vì đã không quan tâm đến cảm nhận riêng của con mà chỉ ép con uống sữa theo ý mình.

Lợi ích của uống sữa chủ động

Giúp con uống sữa chủ động mỗi ngày không phải là việc quá khó

- Uống sữa chủ động là trẻ yêu thích và tự giác uống sữa theo mong muốn cá nhân, không cần có tác động của người khác. Trẻ khi ăn hoặc uống những món ưa thích sẽ cảm thấy ngon miệng, lúc này bộ não của trẻ sẽ kích thích cho việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

- Vì vậy, cha mẹ nên lắng nghe sở thích của con, để trẻ chủ động lựa chọn loại sữa với hương vị trẻ thích. Có thể kết hợp sữa với các món con yêu hay chế biến sữa thành nhiều món ăn lạ miệng để giúp con thay đổi khẩu vị. Đây đều là những cách đơn giản nhất và dễ dàng có được sự ủng hộ từ trẻ.

Làm thế nào để bé thích uống sữa?


Sau đây là một số bí quyết giúp bé thích uống sữa, các mẹ nên tham khảo và thử áp dụng thử nhé.

Mix với hoa quả

- Khi bé lười ăn, lười uống sữa cũng vậy, cái khó ở chỗ là mẹ phải biết khẩu vị của bé như thế nào, bé thích ăn gì thích uống gì? Bé có thể không thích sữa tươi nhưng chắc chắn bé sẽ không thể không thích khi sữa mix cùng hoa quả. Mẹ hãy thả một số lát hoa quả bé thích hoặc xay nhuyễn hoa quả trong máy xay sinh tố rồi trộn chung với sữa cho bé thưởng thức.

Mix với bánh

- Khi bé vẫn lắc đầu từ chối uống sữa, mẹ hãy nghĩ ra những cách đảm bảo bé vẫn đủ nguồn dinh dưỡng có từ sữa. Chẳng hạn, khi mẹ trộn bột làm bánh cho bé thì mẹ nên dùng sữa tươi thay vì nước.

Chọn sữa theo mùi vị, sở thích của bé

- Nhiều bé không thích vị của sữa nguyên chất. Vì thế, lời khuyên dành cho cha mẹ là hãy làm sữa có vị hấp dẫn bé hơn, chẳng hạn chọn cho bé sữa vị chocolate hay vị dâu tây. Đây là cách hiệu quả để giúp bé chịu uống sữa.

Tạo cho trẻ sự hứng khởi

- Cho bé uống sữa vào cốc mới, cốc có hình ảnh sinh động bắt mắt. Đôi khi, bé chịu uống sữa khi sữa được đựng trong những chiếc cốc mới, lạ mắt. Cha mẹ hãy chọn cho bé những chiếc cốc thật đẹp để bé đựng sữa. Bé sẽ hứng khởi để được uống sữa đựng trong chiếc cốc thế này.

Tạo trò chơi vui cho bé

- Mẹ có thể giả vờ cùng bé uống một ngụm sữa và sau đó, đến lượt bé uống.

- Lưu ý: Cho bé uống sữa trước bữa ăn nhẹ. Bé sẽ không chịu uống sữa khi đang no hoặc bị đầy bụng sau một bữa ăn chính. Bởi thế, mẹ hãy cho bé uống sữa trong bữa phụ của bé, lúc bé có cảm giác bị đói.

Luôn có thái độ tích cực với sữa

- Bản thân bạn cũng cần phải uống sữa một cách hào hứng để bé bắt chước theo.

Hi vọng những mẹo hay giúp trẻ thích uống sữa trên sẽ giúp bé chăm uống sữa hơn và chuyện uống sữa của con sẽ không là "gánh nặng" làm nhọc lòng ba mẹ, áp lực cho con và ảnh hưởng đến không khí của gia đình!
Chúc các bé ăn ngon, khỏe mạnh, chóng lớn!

More aboutMẹo hay giúp trẻ thích uống sữa